Thả ga mua sắm không lo giá cả ở Châu Âu
1/ Cập nhật, tìm hiểu thông tin khuyến mãi
Ở Châu Âu, hàng hóa luôn được kiểm tra nghiêm ngặt nên bạn có yên tâm về chất lượng, nhưng bạn nên lưu ý giá cả khi mua sắm những món hàng hiệu ở đây. Tuy nhiên, để sở hữu những món hàng, bạn yêu thích mà lại tiết kiệm, bạn nên tìm hiểu, cập nhật thông tin, vì Châu Âu có những mùa sale hằng năm mà những tín đồ đam mê shopping luôn chờ đợi. Những mùa sale lớn, giảm giá lên đến 70% như summer sale, black friday ( thứ sáu của tuần lễ thứ 4, tháng 11) … luôn thu hút lượng khách khủng, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá khi mua sắm vào những dịp như thế này, vì vậy đừng nên bỏ qua nhé. Những việc bạn nên làm khi mùa sale đến, để sở hữu cho mình những món quà nằm trong danh sách yêu thích của bạn.
– Cập nhật mùa sale, chương trình khuyến mãi, thời gian diễn ra như thế nào?
– Xem những thông tin thương hiệu, cập nhật xu hướng mới, phong cách
– Lên danh sách những món hàng cần mua, để tránh lãng phí ở những món hàng không thật sự cần thiết.
2/ Kiểm tra biên nhận và chính sách đổi hàng
Điều bạn nên lưu ý khi mua sắm là nên kiểm tra mọi thông tin biên nhận, và chính sách đổi hàng khi thanh toán. Đặc biệt, khi du lịch nước ngoài, thì lịch trình di chuyển có thể khiến bạn gặp khó khăn nếu như không xem xét kĩ vấn đề này. Nên kiểm tra hóa đơn có đúng với giá trị món hàng bạn mua hay không, trong trường hợp sử dụng thẻ, bạn nên xem lại số tiền đã thanh toán, có thể nhân viên sẽ sơ xuất trong quá trình quẹt thẻ, để tránh mất tiền oan và thời gian.
Đối với chính sách đổi trả, thông thường sẽ từ 5 – 30 ngày, nhưng vì mua sắm trong lúc bạn đi du lịch Châu Âu thì cách tốt nhất nên kiểm tra hàng hóa cẩn thận trước khi thanh toán.
3/ Lựa chọn địa điểm mua sắm
Du lịch Châu Âu linh hoạt thì không thể bỏ qua những trung tâm mua sắm nổi tiếng, bạn sẽ choáng ngợp với những món hàng được trưng bày đa dạng, bạn có thể thỏa thích tham quan, chiêm ngưỡng lối kiến trúc, săn những món hàng độc hay đơn giản chỉ dạo quanh, ngắm không khí nhộn nhịp, sầm uất nơi đây. Một vài con phố mua sắm lý tưởng :
– Đại lộ Champs-Elysées, Paris, Pháp
– Những đường phố nhỏ hẹp ở Venice, Ý
– Phố Maria Theresien, Innsbruck, Áo
– Phố Galeries Royales Saint-Hubert, Brussels, Bỉ
– Phố Nine, Amsterdam, Hà Lan
4/ Điều kiện được hoàn thuế ở mỗi quốc gia
Ở khối liên minh Châu Âu, hệ thống hoàn thuế tập trung qua kênh Tax Free và Global Blue tại các khu vực xuất cảnh. Khi mu sắm tại cửa hàng, bạn nói với nhân viên cần lấy Tax free slip (có thể cần hộ chiếu để chứng minh bạn không phải là công dân EU)
Sau đó, đến sân bay hoặc cửa khẩu, bạn đến quầy hải quan để kiểm tra tất cả mặt hàng bạn miễn thuế, bạn sẽ nhận được dấu mộc xác nhận. Bạn cần điền đầy đủ thông tin ( tên, số passport…) và ký tên mới được hoàn thuế.
Tham khảo thêm những tips du lịch tại đây , hoặc liên hệ với EuroCircle tour Châu Âu linh hoạt nếu bạn muốn khám phá châu lục này theo cách thông minh, hiện đại mà vẫn tiết kiệm nhé.
1 Comment
[…] luôn mơ ước. Đối với người thích mua sắm. Mùa thu Châu Âu được coi là “Mùa mua sắm” bởi thời gian này hầu hết các trung tâm thương mại, nhãn hàng thời trang […]